Khai thị Thiền Tông – Nghe sách nói tại đây:
Giọng Sài Gòn
Giọng Hà Nội
Nghe trọn bộ sách khai thị thiền tông trên Yotube
bộ sách thiền tông giọnG sài gòn
bộ sách thiền tông giọng hà nội
Mục lục: Khai Thị Thiền Tông
01. Lời khuyên của soạn giả
02. Lời nói đầu
03. Dòng chảy của mạch nguồn Thiền tông
04. Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn
05. Sự tích Đức Phật độ năm anh em Kiều Trần Như và bốn người bạn đồng tu
06. Những người đọc sách Ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”
07. Những người Ngộ “Tri Kiến lập Tri, tức Vô Minh Bổn”
08. Lời cảm ơn của độc giả
09. Một số câu hỏi tuyệt cao
10. Những lời phản bác của độc giả
11. Kết luận.
Lời khuyên của soạn giả
Sách Khai thị Thiền tông này dành riêng cho những người:
* Hiểu Phật pháp cao sâu mới đọc.
* Người coi trọng hiện tượng lạ nơi trần gian này không nên xem.
* Nói tóm lại, chỉ dành riêng cho những vị muốn tu giác ngộ và giải thoát, mới xem.
Vì sao vậy?
– Vì đây là sách chỉ rõ và tột cùng ý sâu mầu của Đức-Phật muốn dạy nơi Thế giới này. Vì chỗ tột cùng, sâu mầu và khó hiểu đó, nên Đức Phật đã nói:
– “Trong 49 năm ta chưa hề nói một lời nào”!
Đức-Phật thuyết-kinh trong 49 năm, mà Ngài còn phủi-bỏ hết, thì người không hiểu sâu đạo-Phật làm sao hiểu nổi. Do đó, chúng tôi khuyên người còn chấp học vị của mình, cho sự hiểu biết của mình là hơn hết, khoâng neân đọc là vậy.
Làm sao biết được các hạng người này?
Một: Người đọc sách viết về thiền học rất cao này. Khi đọc, thấy thích thú và hăng say là người đó có duyên, người này chỉ đọc đi đọc lại chừng 2 lần, chắc chắn nhận ra ý cao sâu lời dạy của Đức Phật.
Hai: Người đọc sách này, nghe người mình không thích đọc, là người không có duyên, nên thôi vậy.
Sách này, chỉ rõ về dòng chảy của “Mạch nguồn Thiền tông” và những lời dạy sau cùng của Đức Phật vào những giờ phút chót trước khi Ngài nhập Niết bàn. Do đó, người tu theo đạo Phật muốn giác ngộ giải thoát mới nên xem; còn người không muốn, nên thôi.
Người không muốn, mà cố gắng xem, càng xem càng bị nhức đầu! Do đó, chỉ khởi một ý niệm nhỏ, xem thường, hoặc khinh chê sẽ bị luật nhân quả tự nhiên của vật lý nơi thế giới này “kéo” vào chỗ cực thấp trong lục đạo luân hồi!
Đức Phật dạy rõ ràng nơi kinh Diệu Pháp Liên Hoa:
– Người chửi Như Lai, tội không nặng bằng người khinh chê pháp môn sâu mầu mà Như Lai dạy nơi cõi Ta bà này!
Xin nói rõ thêm, từ mặt bằng rộng lớn nơi núi Linh Sơn thuở xa xưa ấy, Đức Phật nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa này, khi Như Lai nói đến chỗ chân thật sâu mầu về thiền Thanh tịnh , có trên 5.000 người phủi áo bỏ ra đi! Thì thử hỏi, người ở vào thời Mạt Thượng phàp như chúng ta, có ai chấp nhận nghe lời dạy Đức Phật không?
Vì sao họ bỏ đi?
– Vì họ đã tu thành tựu các pháp môn Tiểu thừa, Trung thừa và Đại thừa rồi, họ chấp chặt, cho các pháp môn ấy là chân thật, nên họ không chịu nổi sức “công phá” của pháp môn tu Thanh tịnh thiền này, nên họ bỏ đi! Còn những người ở lại, họ cho Đức Phật bị Ma ám!
Vì ở thế chẳng đặng đừng, nên bắt buộc Đức Phật phải dùng “Siêu đại thần lực của Thanh tịnh thiền”, cho những người còn ở lại, ai ai cảm nhận được sự kỳ diệu của pháp môn Thanh tịnh thiền này. Còn vị nào làm đúng theo lời Đức Phật dạy sẽ được “rơi vào Bể tnh Thanh tịnh Phật tánh”! Ấy vậy mà chỉ cĩ một mình Ngài Xá Lợi Phất vào được Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh mà thôi, còn bao nhiêu người vô phần, trong đó có rất nhiều vị tu đã đạt được những quả vị cao.
Đó là chuyện của thời Đức Phật, còn sau này, thiền sư Đức Sơn ở nước Trung Hoa, ông giác ngộ được “Bí mật Thiền tông” rồi, khi nói đến pháp môn Thanh tịnh thiền này, đối với những pháp môn tu khác, ông nói lời lẽ quá tội lỗi, chúng tôi không dám lập lại!
Vì chỗ quá đặc biệt như nêu trên, nên người viết ra quyển sách này khuyên người đọc sách nên cẩn thận.
Đức Phật đã dạy: Ai nhận ra “Bí mật Thiền tông”, mới biết mình tu có vượt ra ngoài tam giới, hay còn đbị đi trong lục đạo luân hồi!
Soạn giả kiêm tác giả NGUYỄN NHÂN, tức Nguyễn Công Nhân
Lời nói đầu
Kính thưa độc giả!
Quyển sách “Khai thị Thiền tông” này là sản phẩm của bốn quyển sách:
* Tu theo pháp môn nào của đạo Phật dễ giác ngộ.
* Những câu hỏi về Thiền tông 1 và 2.
* Hành đúng phương pháp Phật dạy chắc chắn được giải thoát.
Đây là quyển sách thứ năm mà chúng tôi viết một loạt về thiền học Phật giáo, được rất nhiều người đọc và cũng được nhiều người hỏi, mà hỏi đến chỗ cao tột và sâu mầu lời Đức Phật dạy từ trước đến nay chưa ai hỏi, hoặc có hỏi, nhưng những người trả lời không làm thỏa mãn cho người đọc được. Do đó họ bảo, họ có đại duyên laém, đại phúc lắm mới đọc được sách viết về Thiền tông học này, đvì đây là sách viết chỉ đến chỗ tuyệt cao của Đức Phật dạy từ trước đến nay chưa tìm thấy nơi đâu?
Họ lại bảo, những quyển sách nêu trên, giúp cho những ai hành đúng theo lời chỉ dạy của Đức Phật sẽ vượt ra ngoài tam giới, tức không còn bị sức hút của vật lý âm dương, trong tam giới này. Vì bị lực hút đó, nên tạo thành cái nhân ban đầu, để đưa đến kết dính của nhân duyên. Vì có nhân duyên, nên sanh ra kết quả, cho nên Đức Phật gọi là nhân quả. Vì bị nhân quả, nên mới có lục đạo luân hồi, như:
– Các tầng Địa ngục.
– Các loài Ngạ quỉ.
– Các loài Súc sanh.
– Các loài Người.
– Các loài Thần.
– Các cõi Trời.
Trong quyển sách này, chúng tôi nêu các mục chánh như sau:
1- Chỉ rõ dòng chảy của “Mạch nguồn Thiền tông”.
2- Trích một phần nhỏ những lời dạy sau cùng của Đức Phật.
3- Nêu tên những người đọc sách nhận ra “Yếu chỉ Thiền tông”.
4- Lời cám ơn của những vị đgiac ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”.
5- Một số câu hỏi tuyệt cao, chưa sách nào đề cập đến.
6- Những lời phản bác của những vị đọc sách.
7- Kết luận.
Vì quá nhiều mục quan trọng nói trên, nhiều người đọc sách do chúng tôi viết, hoặc họ hỏi trực tiếp nơi vị Trưởng ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu. Họ được trả lời đến chỗ sâu mầu, nên yêu cầu chúng tôi viết thêm quyển sách này. Trước, để phà tan những những sự hiểu lầm của những người tìm hiểu đạo Phật. Sau, giúp cho những ai tu theo đạo Phật muốn giác ngộ, giải thoát, có phương cách thực hành cho đúng.
Sau cùng, giúp cho những người tu theo đạo Phật đụng đâu tin đó, hay tu theo những lời chỉ dạy của những vị thầy không đạt ý sâu mầu của Phật ngôn, làm uổng công cho một đời người tu tập theo lời Đức Phật dạy; cũng có thể nói, cả đời làm những chuyện phí công vô ích!
Nhà sưu tầm thiền học Phật giáo, soạn giả kiêm tác giả Nguyễn Nhân, tức Nguyễn Công Nhân.
Nguồn: thientong.com
Bài viết liên quan
- Giải đáp thiền tông 17 – 09 – 2017Giới thiệu Đây là buổi giải đáp thiền tông hằng tuần vào chủ nhật tại chánh điện. Buổi giải đáp…
- Giải đáp thiền tông 09 – 04 – 2017Giới thiệu: Giải đáp tại chánh điện Chùa Thiền Tông Tân Diệu. Giải đáp trực tiếp cho độc giả và…
- Cúng dường cho vị “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng” là cúng cho ai?Cụ ông Quách Thái Thân, sanh năm 1944 (66 tuổi), tại huyện Củ Chi, TP. HCM. Cư ngụ tại huyện…
- Đức Phật dạy về cách tạo Công Đức và Phước ĐứcĐức Phật hỏi ông Phú Lâu Na: Ở nơi thế giới Dục giới này! Ông có biết tạo ra phước…
- Tinh thần Thiền tôngTinh thần thiền tông Nhiều Nhà binh thư sử học, họ thắc mắc: “Vó-ngựa quân Nguyên–Mông đạp nát châu-Âu, Trung-Đông…