Nghe sách Huyền ký của Đức Phật truyền theo dòng thiền tông:
Trao huyền ký
Giọng đọc Sài Gòn
Giọng đọc Hà Nội
Nghe trọn bộ sách Thiền Tông và Huyền ký của Đức Phật trên Youtube:
YOUTUBE
Nghe trọn bộ giọng Sài Gòn
Sách nói được đọc lại từ bộ sách Huyền ký của Đức Phật do thiền gia soạn giả Nguyễn Nhân xuất bản – giọng Sài Gòn.
YOUTUBE
Bộ sách giọng Hà Nội
Sách nói được đọc lại từ bộ sách Huyền ký của Đức Phật do thiền gia soạn giả Nguyễn Nhân xuất bản – giọng Hà Nội.
Mục lục: Huyền ký của Đức Phật truyền theo dòng thiền tông
- Lời giới thiệu
- Cấu trúc Càn khôn vũ trụ
- Các hành tinh có sự sống
- Quy luật luân hồi nơi Trái đất
- Cõi trời Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Bảng phân loại Tần số 18 Tầng Địa Ngục
- Cách hình thành một Trung Ấm Thân
- Bài sám hối theo Thiền tông
- Đức Phật truyền Bí mật thanh tịnh thiền cho Ma Ha Ca Diếp
- Dòng chảy mạch nguồn Thiền tông – P1
- Dòng chảy mạch nguồn Thiền tông – P2
- Bài kệ 60 câu Đức Phật dạy về những gì trong Tánh Phật
- Bài kệ 20 câu của Thiền sư Ni Đức Thảo
- Bài kệ ngộ Thiền của Tiền Thân Đức Phật ở Trời Đâu Suất
- Ngài A Nan trình với Đức Phật
- Ngài Ma Ha Ca Diếp nhận Tập Huyền ký của Đức Phật
- Điều kiện cấp giấy và phong Thiền
- Đức Phật dạy về Tập Huyền Ký
- Ngài Ma Ha Ca Diếp hỏi về cất chùa?
- Ngài Ca Chiên Diên hỏi về Tâm thanh tịnh?
- Ngài Phú Lâu Na hỏi về Bồ Tát?
- Ngài A Nan hỏi về chùa?
- Tỳ kheo Phất Trần Thi hỏi về Trái đất?
- Tỳ kheo A Lạt Đề hỏi về 37 pháp quán trợ đạo?
- Tỳ kheo Trường An Thịnh hỏi về Càn khôn vũ trụ?
- Tỳ kheo Lễ Thành An hỏi về Bồ Tát và A La Hán?
- Cư sỹ Liên Trường Phát hỏi về Kiến Tánh?
- Ngài Ca Chiên Diên hỏi về nhìn thấy Bể Tánh?
- Cư sỹ Lương Khánh Hoàng hỏi về tự tu tập?
- Tỳ kheo Uất Phương Lam hỏi về Thượng Đế?
- Cư sỹ Lưỡng Hành Tuyền hỏi về khấn nguyện?
- Ngài Ca Chiên Diên hỏi về Lời nguyền của Ma Vương?
- Cư sỹ Lễ Trân Châu hỏi về quy luật luân hồi của Trái đất?
- Tỳ kheo A Luật Đà hỏi về Trung Ấm Thân?
- Ngài A Nan hỏi Đức Phật 5 câu?
- Tám phần dạy sau cùng của Đức Phật
- Đức Phật dạy thêm về Tập Huyền ký
- Bài kệ Kính mừng Phật Đản của Tổ Mã Minh
- Buổi lễ công bố Huyền ký của Lục Tổ Huệ Năng
- Tổ Thiền tông Việt Nam
- Giới thiệu chùa Thiền tông Tân Diệu
- Tôn chỉ – Cương Lĩnh của chùa Thiền tông Tân Diệu
- Nội qui của chùa Thiền tông Tân Diệu
- Lời giải bày của viện chủ chùa Thiền tông Tân Diệu
- Bài kệ phong Thiền gia cho soạn giả
- Đức Phật dạy riêng cho Thiền tông gia
- Lời dạy của Đức Phật
- Các ấn phẩm đã xuất bản
Giới thiệu về tập Huyền
Kính thưa độc giả:
Những người tìm hiểu hay tu theo đạo Phật, ít có người nghe đến hai danh từ “Huyền Ký” của Đức Phật dạy.
Vì sao vậy?
– Vì tập Huyền Ký này, Đức Phật dạy vào một năm sau cùng trước khi Đức Phật nhập Niết bàn. Đức Phật chỉ dạy riêng cho 15 đệ tử của Ngài là những vị đã giác ngộ “Yếu chỉ Thanh tịnh thiền” trở lên. Sau cùng, Đức Phật trao tập Huyền Ký này cho ông Ma Ha Ca Diếp, là vị Tổ Thiền tông đời thứ Nhất, nhờ vị Tổ này truyền riêng theo dòng Thiền tông. Vì vậy, các kinh điển phổ thông chúng ta không thấy tập Huyền Ký này là vậy.
Vì sao Đức Phật không truyền theo các kinh điển phổ thông?
Chúng tôi xin trích một phần nhỏ nguyên nhân mà Đức Phật dạy trong tập Huyền Ký của Ngài như sau:
Ngày xưa, tín ngưỡng của dân nước Ấn Độ chia ra làm 2 thành phần:
Thành phần thứ nhất:
* Những người bình dân họ tin rằng:
– Trái đất này là do “Thượng Đế” sinh ra.
– Con người và vạn vật cũng do Thượng Đế làm ra.
– Hai bên “Vai giáp” của mỗi con người có 2 vị “Thần chấm điểm” việc làm thiện hay ác của con người.
– Khi con người chết đi, thì được các vị “Phán quan” xem việc làm thiện và ác của họ ở mức độ nào mà trình với “Vua Diêm Vương”:
– Nếu họ làm thiện nhiều, thì được Vua Diêm Vương trình lên Thượng Đế cho lên “Thiên Đàng” ở hưởng sung sướng đời đời.
– Còn làm ác nhiều, thì Vua Diêm Vương tự Ngài sai “Ngưu Đầu Mã Diện” đem giam vào các tầng Địa Ngục để trị tội.
Thành phần thứ hai:
* Những người tu hành họ tin rằng:
– Trái đất này là do “Đấng Tạo Hóa” sanh ra.
– Loài người và vạn vật cũng do Đấng Tạo Hóa làm nên.
– Họ cũng tin tưởng: Loài người sống nơi trái đất này có 2 con đường đi sau khi chết:
Một: Làm thiện thì được lên cõi Trời hưởng phước.
Hai: Làm ác phải bị đày vào Địa Ngục để thọ lãnh quả xấu do họ tự tạo ra nơi thế giới này.
Do vậy:
Dạng người tu hành thứ nhất:
– Họ chủ trương làm 2 việc như sau:
Một: Mỗi ngày phải “Sám hối” những việc làm sai trái của họ.
Hai: Cầu xin Đấng Tạo Hóa rước họ về “Nước Trời” ở để không còn bị khổ ở Thế gian này nữa.
Dạng người tu hành thứ hai: Họ tin tưởng rằng:
– Muốn hết tội lỗi do mình làm ra, duy nhất chỉ xuống sông Hằng tắm cho sạch thì mới hết tội lỗi được.
– Và nhiều tín ngưỡng khác nữa.
Trên đây là người xưa của nước Ấn Độ tin và làm như vậy.
Cũng xin nói rõ: Ngày xưa ở nước Ấn Độ mỗi vùng có một vị Vua cai quản. Ở nước Ca Tỳ La Vệ có vị Vua tên là Tịnh Phạn và vợ tên là Ma Da. Danh gọi vợ Vua là Hoàng hậu. Hoàng hậu Ma Da sanh ra được đứa con tên là Tất Đạt Đa và phong là Thái tử, để sau này tiếp nối ngôi Vua nước Ca Tỳ La Vệ này.
Khi Thái tử Tất Đạt Đa trưởng thành, Thái tử cũng có vợ con như bao nhiêu người khác. Nhưng Ngài không tin những việc làm của nhân dân cũng như những vị tu sỹ dạy. Riêng Thái tử Tất Đạt Đa có 4 cái thắc mắc như sau:
Một: Con người từ đâu đến với thế giới này?
Hai: Đến với thế giới này để rồi bị: Sanh – Già – Bệnh – Chết!
Ba: Khi còn sống, tranh giành hơn thua chém giết với nhau sau cùng rồi cũng phải lìa bỏ tất cả.
Bốn: Sau khi chết rồi sẽ đi về đâu?
Bốn cái thắc mắc nói trên, những người có học vấn cao trong Hoàng triều cũng như những người ở ngoài nhân dân kể cả các vị tu sỹ có danh tiếng cũng không ai giải thích cho Ngài thỏa mãn được.
Thái tử là một con người có lòng cương quyết tìm ra cho được 4 thắc mắc của mình. Vì lòng cương quyết đó, sau cùng Thái tử cũng đã biết được.
Thái tử Tất Đạt Đa biết được bằng cách nào?
– Thái tử tu “Thanh tịnh thiền”, chứng được “Tam minh Lục thông” và “Ngũ nhãn” như sau:
– Tam minh: Ba cái sáng:
1/- Thiên nhãn minh: Thấy được khắp trong một Tam giới, mà chúng ta gọi là một Thái Dương hệ.
2/- Túc mạng minh: Biết được đầy đủ con người và vạn vật trong một tam giới.
3/- Lậu tận minh: Biết được tận cùng vật chất và tinh thần của một con người ở trái đất hay trong một tam giới này.
– Ngũ nhãn: Năm con mắt của Ngài nhìn thấy được:
1/- Nhục nhãn: Mắt thịt bình thường của Ngài.
2/- Thiên nhãn: Mắt Trời của Ngài nhìn thấy và biết được các cõi Trời trong một Tam giới như sau:
– Thấy và biết có 33 cõi Trời.
– Thấy và biết có 6 nước Tịnh Độ.
– Thấy và biết có 5 hành tinh nữa cũng giống như trái đất này.
– Thấy và biết có Hằng hà sa số các hành tinh “Vật tư” cấu tạo bằng: “Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ – Không khí và điện từ Âm Dương”.
3/- Huệ nhãn: Mắt Huệ của Ngài nhìn thấy và biết các cõi vô hình cấu tạo bằng điện từ Âm Dương nhiều màu sắc và không màu sắc.
4/– Pháp nhãn: Mắt Pháp của Ngài nhìn thấy và biết sinh hay diệt từng “Sát na” của hạt bụi, cũng như sinh và diệt từng hành tinh một trong một Tam giới này (Chữ sát na hiện giờ chúng ta gọi là 1/10 giây).
5/- Phật nhãn: Mắt Trùm khắp của Ngài nhìn thấy và biết được trùm khắp trong Càn khôn vũ trụ này như:
* Vật nhỏ nhất là “Vi trần”, mà chúng ta gọi là nguyên tử còn nhỏ hơn nữa là điện tử.
* Vật lớn nhất là hành tinh. Ngài sử dụng Phật nhãn nhìn thấy và biết được như sau:
* Một hệ Thái dương: Ngài gọi là một “Tam giới”.
* Một ngàn Tam giới: Ngài gọi là một “Tiểu thiên thế giới”.
* Một triệu Tam giới: Ngài gọi là một “Trung thiên thế giới”.
* Một tỷ Tam giới: Ngài gọi là một “Đại thiên thế giới”.
Ngài dạy:
– Đem Đại thiên thế giới nhân cho 3 lần ngàn nữa, số ra này là một tỷ tỷ Tam giới, Ngài gọi số ra này là “Tam thiên đại thiên thế giới”. Mà Phật nhãn của Ngài nhìn thấy khắp trong Càn khôn vũ trụ này có “Hằng hà sa số Tam thiên đại thiên thế giới” như vậy.
Đức Phật muốn đem sự thấy và hiểu biết của Ngài nói lại cho nhân dân nước Ngài biết; nhưng khi Ngài nói ra thì nhân dân Ngài nói Ngài là người bị điên!
Vì sao nhân dân Ngài nói Ngài như vậy? Đức Phật trình bày rõ ràng như sau:
– Vì nhân dân nước Ngài tin rằng:
– Trái đất này là do ông Thượng Đế làm ra.
– Loài người cũng vậy.
– Giàu cũng là do ông Thượng Đế ban phước.
Nói tóm lại, trái đất này và sự sống trên trái đất này đều do ông Thượng Đế quyết định cả.
Khi Thái tử Tất Đạt Đa tu Thanh tịnh thiền chứng được “Tam minh Lục thông” và có “Ngũ nhãn” nên Ngài thấy và biết như nói ở trên, nhưng không cách nào nói cho nhân dân của Ngài chấp nhận.
Khi Đức Phật trở về Hoàng cung thăm vua Cha và có ý độ những người trong Hoàng cung, nhưng khi Đức Phật nói ra không ai chấp nhận.
Trong Hoàng cung, có Hoàng thúc của Ngài tên là Tịnh Thanh gay gắt hỏi như sau:
– Con nói, con xuất Hoàng cung tu hành nay được thành đạo. Vậy, con lấy gì làm bằng chứng?
Đức Phật lễ phép trình thưa với Hoàng thúc rằng:
– Kính thưa Hoàng thúc, con xuất Hoàng cung tu Thanh tịnh thiền chứng được Tam minh Lục thông và Ngũ nhãn.
Hoàng thúc Tịnh Thanh hỏi:
– Vậy, con hãy chứng minh cho Hoàng thúc và những người trong Hoàng cung những gì mà con biết?
Đức Phật trình với Hoàng thúc Tịnh Thanh:
– Con xin trình bày cái thấy và biết của Phật nhãn của con như sau:
Một: Trên trái đất này, không vật gì thoát ra ngoài qui luật: Thành – Trụ – Hoại – Diệt được.
Hai: Tất cả động vật và thực vật sinh sản ra phải qua công thức vật lý Âm Dương.
Ba: Không vật gì đứng yên một chỗ, mà nó phải luân chuyển thì mới tồn tại được.
Còn Hoàng thúc cũng như những người trong Hoàng triều và nhân dân nước Ca Tỳ La Vệ tin rằng:
– Trái đất.
– Loài người.
– Vạn vật, v.v…
Là do ông Thượng Đế sinh và làm ra, con xin trình cho Hoàng thúc biết:
– Trong mỗi một Tam giới có 1 ông Thượng Đế cai quản nước trời Thượng Đế; mà trong Càn khôn vũ trụ này có Hằng hà sa số ông Thượng Đế. Con sử dụng Phật nhãn của con quan sát thấy ông Thượng Đế chỉ là một ông trời làm chúa ở cõi trời Thượng Đế, ông cũng bị luân hồi như bao nhiêu người trời khác. Giống như Phụ vương con vậy, tuy Phụ vương làm vua của nước Ca Tỳ La Vệ này, nhưng Phụ vương con cũng bị: Sinh – Lão – Bịnh – Tử như người dân thường vậy, chứ đâu có nằm ngoài qui luật này được.
Hoàng thúc Tịnh Thanh nghe Thái tử Tất Đạt Đa trình bày một cách hết sức thuận lý, nên ông tâm phục khẩu phục và khen:
Thật con có sự hiểu biết hơn người, con được xứng đáng là một con người “Đại giác ngộ”.
Vậy, Hoàng thúc tặng con mấy chữ:
Tất Đạt Đa hiểu biết hơn người
Hoàng thúc khẩu phục, có lời khen con
Tâm Thúc đã rõ không còn
Tin tưởng Thần Thánh, nhờ con trình bày.
Thần Thánh Hoàng thúc hiểu sai
Nay con khai thị, hiểu ngay thế trần
Hoàng thúc đại diện người Thân
Cám ơn con dạy, Thúc lần hiểu ra.
Nay con là Phật Thích Ca
Dạy cho Hoàng thúc hiểu ra rõ ràng
Trần gian là chỗ buộc ràng
Luân chuyển vật lý vô vàn khổ đau.
Thúc nay không biết nói sao
Cám ơn con dạy, đường vào vô sanh
Hoàng thúc nói lại rõ rành
Đạt Đa thành Phật, rõ rành không sai.
Hoàng thúc Tịnh Thanh đọc tặng Thái tử Tất Đạt Đa 16 câu kệ, nói lên ông đã hiểu Thái tử Tất Đạt Đa nay đã thành Phật.
Đức Phật liền tặng lại Hoàng thúc Tịnh Thanh 12 câu kệ như sau:
Lần đầu khai thị Hoàng cung
Hoàng thúc nhận được con mừng và vui
Con người vì bởi cái Tôi
Vì Tôi là Ngã, ngàn đời u mê.
Mừng thay Hoàng cung con về
Hoàng thúc hiểu được đường về quê xưa
Con chúc Hoàng thúc sớm trưa
Sống với Phật tánh, không ưa luân hồi.
Con tặng Hoàng thúc chữ “Thôi”
Thôi đi tất cả luân hồi không theo
Thiền Thanh thanh tịnh khó theo
Mong Thúc “Thôi” được, hiểm nghèo trầm luân.
Hoàng thúc Tịnh Thanh vừa nghe cháu mình tặng 12 câu kệ xác nhận mình đã hiểu đạo Thanh tịnh thiền, tự nhiên ông rơi nước mắt và nói với cháu:
– Thúc hết sức cám ơn con, Thúc cố gắng thực hiện lời con dạy.
Ông nói trong lời nghẹn ngào, làm những người trong Hoàng cung ai cũng muốn khóc theo.
Trong cuộc đối đáp này có ông quan Nghi lễ Thiện An, có trình thưa hỏi Thái tử Tất Đạt Đa như sau:
– Kính thưa “Đấng Gô-Ta-Ma”, tức “Đấng Đại Thông Đại Giác”, chúng tôi nghe lời trình bày của Ngài hết sức là phải. Vậy, Ngài quyết định phổ biến pháp môn Thanh tịnh thiền này như thế nào?
Đức Phật trả lời:
– Hầu hết nhân dân ai cũng:
– Cầu khẩn Thượng Đế:
– Ban phước.
– Xin làm con của Thượng Đế.
– Xin về nước Thượng Đế ở.
– V.v…
Đức Phật nói tiếp:
– Còn một số nhân dân nữa suốt ngày cứ: Cầu khẩn Thần linh. Lạy ông Thần này bà Thánh nọ. Để xin lộc.
– Thậm chí những con thú như: Trâu – Bò – Cọp, v.v… mà cũng lập Miếu thờ những con thú này nữa, thật là ngu khờ thì làm sao Tôi nói chân thật này cho họ biết được.
Ông quan Nghi lễ Thiện An nói:
– Thật là khó!
Đức Phật tiếp lời:
– Vì quá khó, nên Tôi sẽ phổ biến bằng 2 cách: Một là, Tôi dạy cho loài người biết 5 pháp môn dụng công tu hành có thành tựu trong vật lý để họ ham mà đến tu học.
Năm pháp ấy như sau:
1/- Thiền Quán, Tưởng, Cầu mong: Vật nhỏ ra lớn, hoặc ít ra nhiều.
2/- Lý luận để hơn mọi người.
3/- Thiền Nghi, Tìm hay Kiếm hữu dụng vật chất nhỏ nhất hay lớn nhất.
4/- Niệm Phật để nhìn thấy hình bóng ảo của một vị Phật.
5/- Niệm Chú để thấy sự chuyển biến của vật chất để người xung quanh cho là linh thiêng.
Tôi quan sát trong số đông người này, có người nào muốn biết sự thật và vượt ra ngoài luân hồi sinh tử, thì tôi sẽ tìm cách dạy riêng họ trở về Phật giới. Nhờ 5 pháp môn tu hành có thành tựu trong vật lý, mà đạo của Tôi mới lưu truyền đến đời Mạt pháp được.
Ông quan Nghi lễ Thiện An lại hỏi:
– Kính thưa Đấng Gô-Ta-Ma, vì sao Ngài phải đợi đến đời Mạt pháp mới cho loài người biết?
Đức Phật dạy:
– Vì đầu óc loài người vào đời Mạt pháp họ rất thông minh. Đặc biệt, họ có 9 phần thông minh như sau:
1/- Họ chế tạo ra phương tiện quan sát thấy rõ ràng gần hết một Tam giới mà Tôi sử dụng Thiên nhãn để thấy. Họ nhìn thấy Hằng hà sa số các hành tinh Ngũ hành trong Tam giới này nữa.
2/- Họ chế tạo ra khí cụ giết người hằng loạt.
3/- Họ chế tạo ra phương tiện di chuyển trên không nhanh hơn chim và chuyên chở được rất nhiều người.
4/- Họ chế tạo ra phương tiện di chuyển trên mặt nước rất nhanh, chuyên chở hằng ngàn người vượt đại dương một cách dễ dàng. Họ còn chế ra phương tiện di chuyển dưới mặt nước nữa.
5/- Trên đường bộ: Họ chế tạo ra xe chạy rất nhanh, gấp trăm lần những con thú chạy nhanh nhất trên mặt đất hiện giờ.
6/- Tiếng nói: Người đứng góc trái đất này nói cho người đứng ở góc trái đất bên kia nghe như 2 người đứng gần nhau vậy.
7/- Dụng cụ cứu người: Họ chế ra dụng cụ rất tinh vi, có thể thay thế từng bộ phận trong con người, khi bộ phận của con người nào đó bị hư hoại.
8/- Thuốc cứu người: Họ chế ra thuốc men cứu người bệnh nặng rất dễ.
9/- Họ chế ra bom đạn hủy diệt trái đất này dễ như phá một cái đồi nhỏ vậy!
Vì khi con người đã văn minh lên cao như vậy rồi, thì tập Huyền Ký này sẽ có người công bố ra. Nhờ vậy, trong số người văn minh này mới có người chấp nhận và tu tập theo lời dạy của Tôi.
Tôi cũng nói cho các ông rõ:
– Khi lớn tuổi, Tôi sẽ nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa, dạy đầy đủ những gì mà Tôi sử dụng Ngũ nhãn thấy và biết. Trong bộ kinh này, Tôi có dạy một “Long Nữ thành Phật”, tức một người Nữ tại đất “Rồng” nhận được tập Huyền Ký của Tôi truyền bá công thức giải thoát.
Nhờ công thức giải thoát này, mới cứu vớt một phần nhỏ loài người trở về Phật giới để không còn:
– Sanh – Lão – Bệnh – Tử nữa.
– Không còn luân hồi trong Tam giới nữa.
– Không còn làm Trung Ấm thân để chịu cảnh đói khát nữa
Tôi cũng nói về tập Huyền Ký này:
– Khi tập Huyền Ký này đã công bố ra, thì có rất nhiều người ngăn cản.
Vì sao vậy?
– Vì trong tánh của con người có đến 16 thứ, trong đó có cái “Tưởng” là mạnh nhất. Vì cái Tưởng này, mà con người Tưởng tượng ra đủ chuyện trên đời, mục đích chánh là Tiền và Danh, chớ không ngoài gì khác.
Vì con người bị dính cứng vào hai thứ này, nên nghe nói đến Giải thoát không ai chịu nghe chớ nói chi là tu. Chính cái ham muốn của con người, nó là “Ma Vương” đó.
Đến đời Mạt pháp, tập Huyền Ký này được công bố ra, nó phá đi tất cả những ham muốn của con người. Vì vậy, những người tu hành mà:
– Ham muốn nhiều, thấy tập Huyền Ký này là họ xé bỏ ngay!
– Ham muốn vừa, thấy tập Huyền Ký này là tìm cách ngăn cản không cho lưu hành ra.
– Ham muốn ít, thấy tập Huyền Ký này là họ chửi liền.
Trên đây là căn bản của người tu hành khi nhìn thấy tập Huyền Ký.
LỜI SOẠN GIẢ
– Riêng phần chúng tôi, phổ biến tập Huyền Ký này ra chỉ nêu 60% thôi, không dám nêu đầy đủ.
Vì sao vậy?
– Vì nếu ghi đầy đủ, thì bị đảo ngược nhiều thứ mà con người làm từ trước đến nay!
Nguyện ước của chúng tôi viết ra tập Huyền Ký này có 3 mục đích chánh như sau:
1/- Giúp cho người tu theo đạo Phật biết Giác ngộ là gì.
2/- Giúp cho người tu theo đạo Phật biết Giải thoát để đi về đâu.
3/- Giúp cho người tu theo đạo Phật biết Công thức trở về Phật giới.
Sau cùng, chúng tôi có lời đề nghị với độc giả 3 phần:
Một: Tập Huyền Ký này, Đức Phật dạy cách đây gần 2.600 năm, trải qua rất nhiều Nhà dịch, không biết có đúng với bản gốc hay không.
Hai: Độc giả đọc tập Huyền Ký này, xin hãy đọc bằng tâm thanh tịnh và sáng suốt của chính mình.
Ba: Đừng tin liền mà phải suy xét cho thật kỹ.
– Tập Huyền Ký này có 12 chương, mỗi chương dạy một đề tài.
– Một số căn bản về Nhân sinh và Vũ trụ.
– Một số câu của Đức Phật trả lời cho các môn đồ của Đức Phật thắc mắc.
Vậy, kính mời độc giả vào đọc các chương trong tập Huyền Ký mà Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông.
Người sưu tầm thiền học Phật giáo – soạn giả Nguyễn Nhân.