Nghe sách nói Đức vua Trần Nhân Tông dạy con – Thiền phái Trúc Lâm
Bìa sách
Giọng Sài Gòn
Giọng Hà Nội
Nghe trọn bộ sách Huyền ký của Đức Phật truyền theo dòng thiền tông trên YOUTUBE
Bộ sách Huyền Ký – Giọng Sài Gòn
Bộ sách Thiền Tông – Giọng Hà Nội
Lời nói đầu:
Kính thưa độc giả.
– Suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, chúng tôi sưu tầm chưa thấy có một vị vua nào khi truyền ngôi vua lại cho con mà dạy rất rõ ràng, rành mạch và đầy đủ như Đức vua Trần Nhân Tông.
Chúng tôi rất may mắn tìm được 4 phần dạy con của Đức vua Trần Nhân Tông như dưới đây:
1. Dạy cách giữ nước rất hay.
2. Dạy cách tuyển dụng người tham gia vào Bộ máy công quyền rất phải.
3. Dạy thuật đánh giặc ngoại xâm rất đặc biệt.
4. Dạy tín ngưỡng trong nhân dân rất minh bạch.
Quả thật, Đức vua Trần Nhân Tông để lại cho nhân dân nước Việt Nam ta một tài sản vô cùng quý giá mà không có vị vua nào để lại.
Chúng tôi sưu tầm được tài liệu này, cá nhân chúng tôi thấy rất hay nên viết ra để quí vị cùng tham khảo. Nhưng khi quí vị đọc sách, xin quí vị hãy suy xét cho thật kỹ, thấy thuận lý tạm tin, còn không thuận lý xin bỏ quyển sách này. Còn vị nào sưu tầm biết sách nào hay hơn, xin cung cấp cho chúng tôi để khi tái bản, chúng tôi xin ghi thêm vào để sách được phong phú hơn.
Chúng tôi xin thành thật biết ơn.
Năm 1.958, thiền sư ni Đức Thảo là viện chủ chùa Thiền tông Tân Diệu, tọa lạc tại số 273, ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, có trao cho chúng tôi Tập Huyền Ký của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền theo dòng Thiền tông.
Hôm nay, chúng tôi tìm được 4 phần dạy của Đức vua Trần Nhân Tông nữa, nên chúng tôi có căn bản viết ra 10 quyển sách như dưới đây:
- Tu theo pháp môn nào của đạo Phật dễ giác ngộ.
- Những câu hỏi Thiền tông quyển 1.
- Hành đúng lời Đức Phật dạy chắc chắn được giải thoát.
- Những câu hỏi Thiền tông quyển 2.
- Khai thị Thiền tông.
- Huyền Ký của Đức Phật và những vị ngộ thiền.
- Đức Phật dạy tu Thiền tông.
- Cuộc đời và ngộ đạo của 36 vị Tổ Thiền tông: Ấn Độ – Trung Hoa và Việt Nam.
Tám quyển sách này, do Nhà Xuất bản Tôn Giáo, thuộc văn phòng Thủ tướng Chính phủ cấp phép xuất bản.
- Sách trắng Thiền tông. Do Nhà Xuất bản Hồng Đức, thuộc Hội Luật Gia Việt Nam cấp phép xuất bản.
- Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông.
Được 2 Nhà xuất bản:
Một: Nhà Xuất bản Tôn Giáo, thuộc văn phòng Thủ tướng Chính phủ cấp phép xuất bản.
Hai: Nhà xuất bản Hồng Đức, thuộc Hội Luật Gia Việt Nam, đồng cấp phép xuất bản.
Chúng tôi xin đính kèm hình bìa 10 quyển sách nơi mặt sau quyển sách này.
Vì chúng tôi được may mắn như nói trên, nên sách xuất bản ra bán rất chạy, nên có dư được một số tiền, chúng tôi không dám sử dụng riêng cho cá nhân mình, mà làm 3 việc như sau:
Một: Trích ra 80% tiền lời tặng cho chùa Thiền tông Tân Diệu, tọa lạc tại số 273, ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, để Ban Quản trị chùa, tiếp tục hoàn thành ngôi chùa Thiền tông Tân Diệu này, đúng với lời dạy của Đức Phật về pháp môn Thiền tông.
Hai: Trích ra 10% tiền lời, để tặng 10 quyển sách này cho độc giả nào không có tiền.
Ba: Trích ra 10% tiền lời, xuất bản quyển sách này để tặng cho:
- Cơ quan Văn hóa nào muốn nhận.
- Các cơ sở tôn giáo nào muốn tìm hiểu.
- Thư viện các tỉnh và thành phố hay quận huyện nào muốn nhận về, để nhân dân đọc.
- Quí vị nào muốn tìm hiểu.
Xin liên hệ 2 cô:
- Nguyễn Thu Thảo, sanh 1.966. ĐT: 0918.378.551.
- Nguyễn Hồng Phượng, sanh 1.961. ĐT: 0979.398.782.
Người sưu tầm biên soạn và viết lại là soạn giả Nguyễn Nhân.
XIN DẪN VÀO SÁCH:
Quyển sách này chúng tôi chia ra làm 4 phần:
PHẦN I:
GIỚI THIỆU BUỔI LỄ ĐỨC VUA TRẦN NHÂN TÔNG TRUYỀN NGÔI VUA LẠI CHO CON LÀ THÁI TỬ TRẦN ANH TÔNG:
Khai mạc buổi lễ:
Người dẫn chương trình là ông Triệu Khánh An, thay mặt Ban tổ chức đọc bài diễn văn như sau:
– Kính thưa Đức vua Trần Nhân Tông kính mến.
Theo ý nguyện của Đức vua. Hôm nay, Đức vua hành lễ truyền ngôi vua lại cho con là thái tử Trần Anh Tông, để Đức vua lên núi Trúc Lâm Yên Tử lập ra Thiền tông, phái Trúc Lâm Yên Tử, để dạy cho nhân dân, vị nào muốn tu Giải thoát lên núi Đức vua dạy cho. Chúng tôi xin phép Đức vua và thái tử Trần Anh Tông giới thiệu thành phần tham dự buổi lễ truyền ngôi vua hôm nay gồm có:
– Những vị cao niên trong nước.
– Những quan chức trong triều và các địa phương.
– Những vị có công lớn với quốc gia.
– Những vị công dân ưu tú đại diện nhân dân.
– Những vị trong hoàng tộc.
Vậy Ban Tổ chức buổi lễ chúng tôi trân trọng kính mời Đức vua lên lễ đài phát lời huấn từ dạy thái tử Trần Anh Tông và chúng tôi những gì mà Đức vua muốn dạy, trước khi Đức vua rời kinh thành Thăng Long này lên núi Trúc Lâm Yên Tử.
Vậy trân trọng kính mời Đức vua kính mến lên lễ đài đọc lời huấn từ dạy thái tử Trần Anh Tông cũng như chúng tôi.
Trân trọng kính mời Đức vua.
Đức vua Trần Nhân Tông bước lên lễ đài và trịnh trọng nói:
– Thưa quí cụ cao niên.
– Thưa quan chức trong triều và địa phương.
– Thưa những vị có công lớn với quốc gia Đại Việt.
– Thưa những vị đại diện nhân dân.
– Thưa thân nhân trong hoàng tộc.
Tôi là Quốc vương Trần Nhân Tông, là vua của nước Đại Việt. Hôm nay, tôi tổ chức buổi lễ truyền ngôi vua lại cho con chúng tôi là thái tử Trần Anh Tông để thay tôi cai quản quốc gia Đại Việt này.
Trước tiên, tôi có lời thăm hỏi sức khỏe quí cụ, quí vị. Sau, tôi có đôi lời huấn từ dạy con chúng tôi về:
1/- Cách giữ nước.
2/- Tuyển người vào làm việc trong Bộ máy công quyền.
3/- Dạy cho nhân dân trong nước tín ngưỡng.
4/- Thờ phượng các nơi trong nước Đại Việt.
Và một số vấn đề có liên quan.
Sau cùng, thái tử và quí vị dự lễ hôm nay nếu có thắc mắc điều chi xin mời hỏi, tôi sẽ tận tình giải đáp.
Trước tiên, tôi dạy thái tử Trần Anh Tông:
– Này thái tử Trần Anh Tông, hôm nay là buổi lễ Phụ vương truyền ngôi vua lại cho con, để lãnh đạo quốc gia Đại Việt thân thương của chúng ta.
Phụ vương dạy con các phần như sau:
Một là, cách giữ nước:
– Con phải thấu triệt và nghiêm chỉnh thực hiện 7 điều như sau:
Điều 1: Con phải hiểu nước Đại Việt thân yêu của chúng ta là một quốc gia có đa sắc tộc, do các đời Vua Hùng và Tổ tiên ta lưu truyền lại.
Điều 2: Cá nhân con là một vị vua, con phải công minh, chính trực và thương dân như con.
Điều 3: Viên chức làm việc trong triều cũng như các địa phương, con phải tổ chức thi tuyển, chọn ra những người có tài, có đức để phục vụ nhân dân. Tuyệt đối, không đem người thân mà không có tài đức gì, vào Bộ máy chính quyền làm việc.
Điều 4: Những người gian dối, tham lam, con không thu nhận vào làm việc trong Bộ máy chính quyền.
Điều 5: Toàn dân ai cũng bình đẳng như nhau.
Điều 6: Hạnh phúc của mỗi công dân, tuyệt đối con và những quan chức phải tôn trọng.
Điều 7: Tín ngưỡng trong nhân dân, con phải cho tự do, nhưng phải chánh tín, còn mê tín dị đoan, con phải dẹp bỏ.
Để chi vậy? Để dân nước Đại Việt ta, người dân nào cũng sáng suốt. Nếu dân nước Đại Việt ta người dân nào cũng mê tín dị đoan, khó bảo vệ nước Đại Việt này trường tồn được.
Trên đây là 7 phần con phải nghiêm chỉnh thực hiện cho bằng được.
PHẦN II:
Thái tử Trần Anh Tông hứa với Phụ vương:
Thái tử Trần Anh Tông nghe Phụ vương dạy một loạt 7 điều nói trên liền đứng lên trình thưa với Phụ vương rằng:
– Kính thưa Phụ vương, con xin nghiêm chỉnh nghe và chấp hành lời của Phụ vương dạy, có sự chứng kiến của quí vị dự lễ hôm nay. Nếu tôi có làm sai lời Phụ vương tôi dạy, xin quí vị nhắc nhở, tôi vô cùng biết ơn.
Quốc vương Trần Nhân Tông, nghe thái tử Trần Anh Tông hứa, trước sự chứng kiến của nhiều người, nên có nói như sau:
– Này Thái tử Trần Anh Tông, con đã hứa hành theo lời của Phụ vương dạy, trước sự chứng kiến của quí vị đây, con hãy giữ lời.
Khi Đức vua Trần Nhân Tông nói xong. Có cụ ông Nguyễn Quốc Trung, 65 tuổi, là cựu quan chức trong triều đứng lên trình với Đức vua Trần Nhân Tông:
– Kính thưa Đức vua, Thần xin thay mặt tất cả những vị ở đây, xin cám ơn Đức vua, có lời dạy thái tử Trần Anh Tông, rất rõ ràng như vậy, kính mong thái tử Trần Anh Tông, cố gắng điều hành quốc gia Đại Việt, đúng theo lời của Đức vua dạy thái tử hôm nay.
Tất cả những vị có mặt đứng lên vỗ tay và chúc mừng Đức vua Trần Nhân Tông đã có những lời dạy rất chuẩn mực và tuyệt hay.
PHẦN III:
Vào chương trình hỏi.
Thái tử Trần Anh Tông đứng lên trình với Phụ vương:
– Kính thưa Phụ vương, để con có kiến thức điều hành quốc gia Đại Việt, kính xin Phụ vương, cho con hỏi một số câu.
Kính xin Phụ vương dạy con?
Quốc vương Trần Nhân Tông nói:
– Con cứ tự do trình hỏi Phụ vương sẽ dạy cho.
* Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ nhất:
– Kính thưa Phụ vương:
Một: Thế nào là mê tín? Hai: Thế nào là chánh tín? Ba: Thế nào là dị đoan? Bốn: Phải làm sao giác ngộ? Năm: Phải làm sao giải thoát? Sáu: Viện chủ là nói danh của vị nào. Con sang nước Trung Hoa và nước Phù Tang, có Thầy xưng với con là Viện chủ tiếp con.
Kính xin Phụ vương dạy con?
Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ nhất:
– Này Thái tử Trần Anh Tông:
Một: Mê tín: Tức tin sai sự thật, như:
* Cầu xin Đức Phật cho phước là mê tín!
Vì sao? Vì Đức Phật đâu có phước mà cho.
* Cầu xin ông Trời cho phước là mê tín!
Vì sao? Vì ông Trời đâu có ở thế giới loài người, mà ban phước, xin ông Trời ban phước, là mê tín!
* Cầu xin ông Thần cho phước, là mê tín!
Vì sao? Vì ông Thần cũng đâu có phước mà cho, xin ông Thần ban phước, là mê tín!
* Xin Cô Hồn cho phước là mê tín!
Vì sao? Vì Cô Hồn còn đi xin thức ăn của con người, có phước đâu mà cho con người, xin Cô Hồn cho phước, là mê tín!
Hai: Chánh tín là tin đúng sự thật, như:
* Người đến chùa lễ Phật, để nhớ ơn Đức Phật dạy cho loài người biết 6 pháp môn tu, ai muốn tu theo pháp môn nào tùy ý, đây gọi là chánh tín.
Ba: Dị đoan: Làm những việc kỳ cục, quái dị, như:
* Giết trâu, bò, heo, dê, để tế Thần.
– Người dân Đại Việt có trí sáng suốt không làm những chuyện kỳ quái này.
Bốn: Muốn giác ngộ: Tìm học hỏi những vị biết sự thật về: Con người. Vạn vật. Trái đất. Luân hồi. Nhân quả và nhiệm vụ loài Thần. V.v…,họ sẽ dạy cho.
Năm: Giải thoát: Tìm những vị biết công thức trở về Phật giới, họ dạy cho.
Sáu: Viện chủ, có 2 nơi sau đây gọi:
1/- Người đứng ra xây dựng và quản lý chùa Thiền tông, dạy giác ngộ giải thoát, vị này được gọi là Viện chủ. Danh từ Viện chủ này, phải đợi Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông được công bố ra, danh từ Viện chủ mới có. Còn Tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông chưa được công bố ra. Danh từ Viện chủ này, không ai được quyền sử dụng.
2/- Ờ nước Trung Hoa và nước Phù Tang. Danh từ Viện chủ có 2 nơi gọi:
Một: Trưởng môn phái Võ Lâm. Người Trung Hoa họ gọi là Viện chủ.
Hai: Trưởng đền thờ các Anh Hùng Dân Tộc của nước họ, cũng được gọi là Viện chủ.
* Còn các Thầy đứng ra xây chùa tu hành, có chứng có đắc, gọi là chùa vật lý. Vị Trưởng chùa này kêu gọi bá tánh đóng góp tiền và vật liệu xây dựng, được danh gọi như sau:
1- Xây chùa ngồi tu thiền, gọi là Thầy chủ chùa Thiền.
2- Xây chùa giảng đạo, gọi là Thầy chủ chùa Bát Nhã.
3- Xây chùa niệm Phật, gọi là Thầy chủ chùa Tịnh Độ.
4- Xây chùa niệm Chú, gọi là Thầy chủ chùa Mật Chú.
Chùa này, Thầy nào được Thầy chủ chùa di chúc được quyền thừa kế. Nếu không có di chúc, tự quý Thầy bầu chọn ra vị Thầy thừa kế, gọi là Thầy Trụ trì chùa. Tức vị Thầy giữ chùa
* Còn người bình thường, tự bỏ tiền đứng ra xây chùa, được gọi là ông hay bà chủ chùa. Tổ chức tu theo pháp môn nào như nói trên, được gọi chủ chùa pháp môn đó. Con cháu được quyền thừa kế. Triều đình phải ban hành ra điều lệ này, để Quan chức địa phượng thực hiện.
Thái tử Trần Anh Tông hỏi câu thứ 2:
– Kính xin Phụ vương dạy rõ con:
- Nhiệm vụ của Đức Phật.
- Nhiệm vụ của loài Trời.
- Nhiệm vụ của loài Cô Hồn.
Kính xin Phụ vương dạy con?
Đức vua Trần Nhân Tông dạy câu thứ 2:
– Này Thái tử Trần Anh Tông:
- Nhiệm vụ của Đức Phật lập ra đạo Giải Thoát, người nào muốn giải thoát, nương theo đó tu tập.
- Nhiệm vụ của loài Trời chia ra làm 3 nơi:
– Một: Loài Trời Vô Sắc: Chuyên hưởng nghiệp phước đức Dương, ở các hành tinh Vô Sắc, trong cảnh thanh tịnh.
– Hai: Loài Trời Hữu Sắc: Chuyên hưởng nghiệp phước đức Dương, ở các hành tinh Hữu Sắc rất vui tươi.
– Ba: Loài Trời Dục Giới: Chuyên hưởng nghiệp phước đức Dương, ở các hành tinh Dục Giới, chia ra làm 3 nơi:
- Trời Tứ Thiên Vương: Chuyên điều hành các hành tinh trong tam giới.
- Trời Dục Giới: Chuyên hưởng nghiệp phước Đức Dương rất mạnh.
- Trời Thượng Đế: Chuyên hưởng nghiệp phước Đức Dương rất mạnh, nhưng trong cảnh thật trang nghiêm.
- Nhiệm vụ của loài Cô Hồn:
A. Ở ngoài đường phố: Giành giựt thực phẩm của con người cúng.
B. Ở các Miểu: Nhận thực phẩm cúng, của những người thương Cô Hồn….
Nguồn: thientong.com