Đức Phật hỏi ông Phú Lâu Na:
Ở nơi thế giới Dục giới này! Ông có biết tạo ra phước đức, tạo ra công đức để làm gì không?
Ngài Phú Lâu Na trình thưa với Đức Phật.
– Chúng con tạo ra phước đức là để hưởng phước cao hơn. Còn công đức thì con không hiểu, kính xin Đức Thế Tôn dạy rõ cho chúng con?
Đức Phật dạy ông Phú Lâu Na về tạo ra công đức và phước đức:
– Như ông đã biết, người tạo ra phước đức là để được hưởng, vì hưởng nên phải giữ lấy, vì giữ lấy nên dính vào vào đi theo dòng luân hồi của nó. Như Lai dạy rõ phước đức có hình tướng nơi thế giới vật lý này như sau:
Ở thế giới vật lý này người có phước đức nhiều như mình có nhiều tiền giấy vậy. Phước đức dù có nhiều bao nhiêu đi chăng nữa, khi bị lửa đốt vào, đống tiền giấy ấy sẽ cháy tiêu hết!
– Còn công đức, người tạo ra nó, giống như mình có nhiều vàng ròng vậy. Dù lửa có đốt nó, nó cũng không sao, nếu đốt lâu, thì vàng ròng ấy chỉ chảy ra, chớ nó không hao hụt.
Ngài Phú Lâu Na trình thưa với Đức Phật:
– Như vậy, chúng con tạo ra công đức bằng cách nào, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?
Đức Phật dạy ông Phú Lâu Na và đại chúng:
– Các ông phải hiểu rõ 2 nguyên do như sau:
- 1- Các ông tạo ra phước đức, là các ông bỏ của ra và cầu, ong. Các ông cầu, mong đến đâu là các ông được đến đó. Với một điều kiện là, số tài vật của các ông tương đương với sự Cầu, Mong. Cúng tài hay vật mà giúp người khác được an vui là người cúng có phước đức.
- 2- Các ông muốn tạo ra công đức không phải dễ.
Vì sao không phải dễ?
– Vì người nào muốn tạo ra công đức phải đạt được 1 trong 3 phần như sau:
- Phần thứ nhất: Phải giác ngộ “Yếu chỉ Thanh tịnh thiền”.
- Phần thứ hai: Phải đạt được “Bí mật Thanh tịnh thiền”.
- Phần thứ ba: Phải được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”.
Đức Phật dạy rõ về tạo ra công đức:
Vị nào đạt được các thứ trên, muốn tạo ra công đức thì phải làm như sau:
– Đem pháp môn Thanh tịnh thiền này, nói cho vị nào đó nghe, nếu họ biết căn bản pháp môn Thanh tịnh thiền này, thì người nó đó được một phần công đức nhỏ. Vị nào nghe mà đạt được “Bí mật Thanh tịnh thiền”, thì người nói đó được một phần công đức vừa. Vị nào nghe mà được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, thì người nói đó được vô lượng công đức.
– Cúng dường tài hay vật mà giúp người khác nhận ra tánh Phật của chính người đó là người cúng dường có công đức.
Thầy giáo Mạc Đăng Quốc, nghe Trưởng ban trả lời hết các câu hỏi của mình, thầy có nói:
– Không biết tôi có đại phúc như thế nào, à hôm nay đến đây được nghe Trưởng ban chỉ cho chúng tôi biết biết hết cốt tủy của Đức Phật dạy chúng tôi xin chân thành cám ơn.
Trích Những câu hỏi về Thiền tông quyển 2 – Nguyễn Nhân
Soạn giả: Nguyễn Nhân
Bài viết rất hay, xin cảm ơn quản trị viên đã cung cấp nhiều thông tin thú vị.